9 Sai lầm khi thiết kế nhà bếp mà ai cũng gặp phải - THIẾT KẾ NỘI THẤT - THIẾT KẾ KIẾN TRÚC - THI CÔNG NỘI THẤT - Công ty Cổ Phần Kiến Trúc & Nội Thất Sắc Màu Việt 9 Sai lầm khi thiết kế nhà bếp mà ai cũng gặp phải - THIẾT KẾ NỘI THẤT - THIẾT KẾ KIẾN TRÚC - THI CÔNG NỘI THẤT - Công ty Cổ Phần Kiến Trúc & Nội Thất Sắc Màu Việt

9 Sai lầm khi thiết kế nhà bếp mà ai cũng gặp phải

4.9/5 - (33 bình chọn)

9 Sai lầm khi thiết kế nhà bếp mà ai cũng gặp phải.

9 Sai lầm khi thiết kế nhà bếp sẽ gây bất tiện và cách khắc phục. 

Nhà bếp là nơi ấm cúng nhất trong gia đình. Khi thiết kế bếp, nhiều gia đình chú trọng vào thẩm mỹ. Mà quên đi tính tiện nghi và sự an toàn. Việc mắc phải những sai lầm nhỏ đều ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, tiện nghi. Dưới đây Sắc Màu Việt sẽ chia sẻ đến cho bạn những sai lầm phổ biến khi thiết kế nhà bếp. Mà bạn nên tránh và cách khắc phục chúng.

9 Sai lầm khi thiết kế nhà bếp mà ai cũng gặp phải

1. Thiết bị nhà bếp đặt sai chiều cao. 

Không nên đặt các thiết bị nhà bếp ở nơi quá cao hoặc quá thấp. Để thuận tiện trong quá trình nấu nướng, chiều cao tốt nhất đật được là để ngang eo của bạn. Ví dụ, đặt lò nướng cao hơn mặt đất. Bằng cách đặt theo cách này, bạn sẽ tránh phải cúi xuống mỗi khi mở nó.

GIẢI PHÁP: 

  • Đo lại và đánh giá lại: Đầu tiên, đo lại chiều cao hiện tại của thiết bị. Xác định sai số và xem xét cách điều chỉnh.
  • Cân nhắc về yếu tố an toàn và tiện dụng: Đảm bảo rằng thiết bị được lắp đặt ở một chiều cao phù hợp. Để bạn có thể sử dụng một cách thoải mái và an toàn nhất có thể.
  • Điều chỉnh và kiểm tra lại: Sau khi điều chỉnh lại chiều cao. Hãy thử sử dụng thiết bị để đảm bảo nó hoạt động một cách hiệu quả và phù hợp.
Thiết bị nhà bếp đặt sai chiều cao

2. Kiểm tra nơi đặt tủ bếp. 

Trước khi lắm đặt tủ nhà bếp, bạn nên kiểm tra độ an toàn của tường. Hệ thống lưu trữ tủ chỉ có thể đặt trên một bức tường chắc chắn. Một bức tường thạch cao mỏng sẽ không chịu được trọng lượng nặng. Nên tốt nhất bạn cũng không mạo hiểm.

GIẢI PHÁP: 

  • Đo kích thước: Đo kích thước chiều cao, chiều rộng của không gian nơi bạn muốn đặt tủ bếp. Đây là bước quan trọng để chắc chắn rằng tủ bếp sẽ vừa vặn trong không gian đó.
  • Đảm bảo tiện nghi và sử dụng thuận tiện: Xem xét vị trí đặt tủ sao cho bạn có thể dễ dàng tiếp cận các dụng cụ và nguyên liệu khi nấu ăn. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi làm việc trong không gian bếp.
  • Nếu bạn không có lựa chọn nào khác, bạn nên lắp đặt các giá đỡ để cố định tủ.
Kiểm tra nơi đặt tủ bếp

3. Chọn kích thước bồn rửa cho nhà bếp. 

Bạn cần phải lưu ý khi lựa chọn bồn rửa. Việc chọn kích thước bồn rửa cho nhà bếp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích của không gian nhà bếp, cách bạn sử dụng bồn rửa, và sở thích cá nhân …

GIẢI PHÁP: 

  • Đo kích thước chính xác của không gian mà bạn dự định đặt bồn rửa. Bồn rửa bếp luôn phải rộng rãi và có khả năng chứa nước khi sử dụng. Theo chuyên gia, lựa chọn bồn rửa có độ sâu thích hợp là 160 – 200 mm là số đo tối ưu và thoải mái.
  • Xem xét nhu cầu sử dụng: Nếu bạn thường xuyên nấu nướng và có nhiều bát đũa, bạn nên chọn bồn rửa lớn hơn. Để tiện lợi trong việc rửa sạch và xử lý các dụng cụ. Nếu không gian nhà bếp hạn chế, bạn có thể xem xét bồn rửa đơn hoặc bồn rửa kép nhỏ hơn.
  • Cân nhắc yếu tố tiện nghi và sức chứa: Bồn rửa nên đủ lớn để bạn có thể dễ dàng rửa các vật dụng như nồi, chảo và dụng cụ lớn khác.
Chọn kích thước bồn rửa cho nhà bếp

4. Tận dụng những góc không sử dụng trong nhà bếp. 

Mỗi nhà bếp đều có một góc không sử dụng đến. Trong khu vực nhà bếp, đòi hỏi người dùng phải tận dụng từng centimet. Các ngăn kéo góc hoặc ngăn kéo chéo là một lựa chọn tuyệt vời cho những khu vực lưu trữ gần như không thể sử dụng được. Ví dụ, tủ nhà bếp có một góc không dùng đến. Bạn có thể thay một chiếc khay xoay ở góc là sự thay thế hoàn hảo cho những ngăn kéo bất tiện.

Tận dụng những góc không sử dụng trong nhà bếp

5. Lắp đặt sai vị trí chiếu sáng trong nhà bếp. 

Ánh sáng rất quan trọng để chiếu sáng các khu vực làm việc như bồn rửa chén, bếp nấu và không gian làm việc …. Nếu thiếu ánh sáng, việc nấu nướng và làm việc trong bếp sẽ không thuận tiện.

GIẢI PHÁP: 

  • Cần bố trí các khu vực chiếu sáng thích hợp trong nhà bếp. Như ánh sáng chính từ trên cao, ánh sáng hướng vào khu vực làm việc và các đèn chiếu sáng phía trên bàn ăn.
  • Chọn đèn phù hợp: Lựa chọn loại đèn phù hợp với mục đích sử dụng của từng khu vực trong nhà bếp.
  • Sử dụng đèn chùm hoặc chiếu sáng toàn diện: Đối với những không gian nhà bếp lớn, sử dụng đèn chùm hoặc chiếu sáng toàn diện. Có thể giúp phân bố ánh sáng đều và làm nổi bật toàn bộ không gian.
Tận dụng những góc không sử dụng trong nhà bếp

>>> Xem thêm: Mẹo “siêu” thú vị và hữu ích khi thiết kế nội thất căn hộ nhỏ.

6. Lựa chọn tủ bếp phù hợp với không gian nhà bếp. 

Nếu bạn có ý định chọn tủ bếp có chân thì bạn nên suy ngẫm lại. Bởi vì điều này sẽ buộc bạn phải lau chùi liên tục vi bụi sẽ tích tụ ở bên trong và xung quanh góc. Vì vậy, để tốt hơn bạn nên lựa chọn tủ bếp có có ván vì chúng có thể chắn bụi bẩn và tổng thể tủ được hài hòa hơn.

Lựa chọn tủ bếp phù hợp với không gain nhà bếp

7. Sắp xếp khu vực nấu nướng trong nhà bếp. 

Để khu vực nấu ăn thuận tiện, cần sắp xếp các khu vực giữa tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu. Ngoài ra, không nên lắp bếp và lò nướng cạnh tủ lạnh: điều này sẽ nhanh chóng làm hỏng tủ lạnh.

GIẢI PHÁP: 

  • Vị trí của bếp nấu: Đặt bếp nấu ở một vị trí thuận tiện, gần với khu vực chứa nguyên liệu và dụng cụ nấu nướng như tủ lạnh và kệ để lưu trữ thực phẩm. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi di chuyển giữa các khu vực.
  • Khu vực làm việc rộng rãi: Đảm bảo rằng bạn có đủ không gian để chuẩn bị và chế biến thực phẩm.
  • Nên lắp đạt các thiết bị nấu nướng cách nhau ít nhất 40 cm để không dẫn đế tình trạng cháy nổ và hư hỏng.
Sắp xếp khu vực nấu nướng trong nhà bếp

8. Lựa chọn sàn bếp phù hợp với không gian nhà bếp.

Lựa chọn sàn bếp phù hợp không chỉ là về thẩm mỹ. Mà còn quan trọng về tính chất an toàn, dễ vệ sinh và độ bền.

GIẢI PHÁP: 

  • An toàn: Chọn sàn không trơn trượt để tránh tai nạn khi sử dụng bếp.
  • Dễ vệ sinh: Bếp là nơi thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ và chất bẩn. Vì vậy sàn cần dễ dàng vệ sinh và làm sạch.
  • Độ bền: Lựa chọn vật liệu có độ bền cao, không bị trầy xước dễ dàng và không bị ảnh hưởng bởi nước.
  • Phù hợp với phong cách thiết kế: Chọn sàn phù hợp với phong cách tổng thể của không gian bếp và nội thất nhà bạn.
Lựa chọn sàn bếp phù hợp với không gian nhà bếp

Cảm ơn bạn đã đi cùng chúng tôi đến cuối bài viết. Trên đây chúng tôi đã gửi đến bạn tổng hợp 9 sai lầm khi thiết kế nhà bếp mà ai cũng gặp phải.

Sắc Màu Việt  15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công nội thất – kiến trúc cao cấp. Đáp ứng đa dạng loại hình nhà ở từ chung cư, nhà phố, biệt thự theo nhu cầu. Đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp, chúng tôi luôn đem đem đến cho khách hàng sự hài lòng, tin tưởng nhất.

Mọi thắc mắc liên hệ để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!.

 

CTCP  Kiến Trúc & Nội Thất Sắc Màu Việt luôn nằm trong TOP  những đơn vị thiết kế nội thất hàng đầu Việt Nam.”


VÌ SAO LỰA CHỌN CHÚNG TÔI:

1. Cam kết tiến độ thi công – Chậm 1 ngày phạt 2 triệu
2. Cam kết chất lượng – Sẵn sàng đền bù 200%
3. Cam kết giá cả – Thấp hơn thị trường 10-15%
4. Cam kết thiết kế – Đẹp hơn Quý khách hàng mong đợi
5. Cam kết bảo hành – Bảo hành & bảo trì đến 05 năm

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

VĂN PHÒNG – SHOWROOM:

Số 11 – Đường Trần Thái Tông – Quận Cầu Giấy – TP. Hà Nội.

 Sacmauvietkt@gmail.com

 0902.122.133 – 024.37832345

 sacmaunhaxinh.com

XƯỞNG SẢN XUẤT:

– 101 Đường Bình Minh, Cụm 4, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội.
– 77 Hạ Hội, Cụm 6, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội.

Tag: Thiết kế nội thất, nội thất nhà bế, trang trí nhà bếp, nhà bếp hiện đại, nhà bếp tối giản.

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0902.122133